Làm thế nào để báo cáo
một tội thù ghét

Tiếng Việt (Vietnamese)

TÀI NGUYÊN

Nhấp vào tiêu đề phần để chuyển đến phần đó.


Tội Thù Ghét là gì?

Bất kỳ tội danh nào được thực hiện với động cơ thiên vị và định kiến, và lựa chọn
nạn nhân dựa vào một nhóm cụ thể như: chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, tuổi tác, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục


Sự cố thù ghét:

  • Gọi tên thô tục, lăng mạ,
    trưng bày nội dung thù ghét trên tài sản, nhà ở của bạn, hoặc nơi công cộng.

  • Nếu các hành vi này đe dọa đến người và tài sản, đối tượng sẽ phạm tội thù ghét.

Tội Thù Ghét:

  • Bất kỳ hành động hay cố gắng nào cấu thành tội án theo luật hình sự như:

    • Quấy rối, đe dọa

    • Hành vi bạo lực

    • Liên quan đến chấn thương

    • Hoặc thiệt hại tài sản.


Ảnh Hưởng của Tội Thù Ghét

  • Cảm giác an toàn bị mất

  • Nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân bị
    tổn thất về cá nhân, tài chính, tình cảm

  • Gây chia rẽ hàng xóm, dân cư và các cộng đồng

  • Làm dấy lên nỗi sợ hãi và nghi ngờ

  • Làm giảm lòng cởi mở và hợp tác

  • Đe dọa trực tiếp các nguyên tắc dân chủ và
    bình đẳng

  • Trực tiếp tấn công các nguyên tắc thành lập của
    đất nước chúng ta

  • Người dân mất lòng tin vào luật pháp

  • Gây ra các cuộc tấn công trả đũa bởi các nhóm
    từ phía nạn nhân

  • Tạo nhiều thêm bạo lực và xung đột xã hội và
    sắc tộc


Tại Sao Cần Phải Báo Cáo

ĐỪNG LO SỢ RẰNG BẠN KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG D N. BẠN CÓ QUYỀN!

  • Không sợ bị trục xuất hoặc bị bắt giữ

  • Đừng xấu hổ hoặc từ chối

Bạn không đơn độc trong việc này. Có cả một cộng đồng sẽ hỗ trợ bạn nếu bạn lên tiếng.

Bằng cách báo cáo tội thù ghét, bạn bảo vệ bản thân và những người khác.

  • Tất cả tội phạm phải được báo cáo để kiểm soát và ngăn ngừa các sự cố trong tương lai

  • Không báo cáo tội thù ghét sẽ làm tăng mức độ bạo lực

  • Trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia

  • Nếu không có tội án nào được báo cáo

    = không có hồ sơ

    = không có tội thù ghét nào


Mẹo Phòng Tránh

Luôn cho ai đó biết bạn sẽ đi đâu:

  • Mang theo ID

  • Luôn cảnh giác về môi trường xung quanh bạn

  • Làm quen phương hướng với các mốc chính như:

  • Chợ, Đồn Cảnh Sát, Sở Cứu Hỏa, Cây Xăng, Nhà Hàng, Ngã Tư

  • Mang theo báo động cá nhân hoặc còi và đèn pin

  • Tránh các khu vực ít người

  • Tránh đi đường tắt không ai biết

  • Không đi bộ một mình đặc biệt là vào ban đêm

  • Đi bộ gần lề đường, đối diện với xe cộ

  • Chọn những con phố đông đúc, đủ ánh sáng

  • Đi đứng tự tin và mạnh dạn, không tỏ vẻ bối rối

  • Không để lộ liễu bất kỳ tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc
    đồ trang sức

Khi đi phương tiện công cộng:

  • Kiểm tra lịch trình xe buýt / xe lửa

  • Đừng chờ đợi một mình tại một điểm dừng

  • Biết bạn đang đi đâu và quay lại như thế nào

  • Ngồi gần tài xế xe buýt

  • Nếu bị quấy rối, hãy báo ngay cho tài xế


Cách Đối Mặt Khi Bị Tấn Công

Đi khỏi nơi đó càng sớm càng tốt hoặc tìm lối
ra gần nhất để thoát khỏi tình huống
Đứng bên cạnh người khác để được an toàn

Không được kích động để tham gia vào một
cuộc tranh
cãi bằng lời nói vì nó sẽ làm tình
hình leo thang

Thu hút người ngoài cuộc
Cho họ biết chuyện gì đang xảy ra và nhờ họ giúp
đỡ

Lấy điện thoại ra và bắt đầu chụp ảnh hoặc
quay video
về hung thủ nếu an toàn

Gọi 9-1-1 nếu bị tấn công

La hét ‘HELP’ hoặc ‘FIRE’ hoặc thổi còi,
gây tiếng báo động

Nếu bạn bị tấn công vào cơ thể:

  • Bảo vệ cơ thể của bạn và tự vệ bằng bất cứ cách nào cần thiết

  • Giả vờ như mình bị điên vì hung thủ sẽ hoảng sợ và để bạn đi

Viết ra đâu đó những gì bạn nhớ người hay nhóm đó:

  • Hành vi

  • Giọng nói

  • Tuổi

  • Hình xăm

  • Sẹo

  • Trang sức

  • Cân nặng

  • Màu da

  • Râu mặt (rậm, ria mép)

  • Mắt (màu, đeo kính?)

  • Kiểu/màu tóc (phần bên, dài, ngắn)

  • Chiều cao

  • Quần áo


Thu hút người ngoài cuộc.

Chỉ vào cụm từ dưới đây để nhờ ai đó giúp đỡ.


Làm Gì Sau Khi Sự Cố Xảy Ra

HÃY GỌI 9-1-1 NẾU BỊ THƯƠNG VẬT LÝ


Báo Cáo Tội Phạm Thù Ghét Ngay Lập Tức

Chi Tiết Thủ Phạm:

  1. Giới tính:

  2. Tuổi:

  3. Dân tộc:

  4. Màu mắt:

  5. Kiểu tóc:

  6. Màu tóc:

  7. Quần áo:

  8. Râu mặt:

  9. Sẹo:

  10. Hình xăm:

  11. Trang sức:

  12. Cân nặng:

Mô tả sự cố:

  1. Ngày:

  2. Thời gian:

  3. Vị trí:

  4. Tên và SĐT của nhân chứng:

  5. Số xe buýt:

  6. Số tuyến đường:

  7. Giao lộ:

  8. Bảng số xe:

  9. Kiểu xe:

  10. Hiệu xe:

  11. Màu sắc:

  12. Năm:

  13. Mô tả sự cố:

  14. Tên cảnh sát viên:

  15. Số hiệu cảnh sát:

  16. Số hồ sơ:

NẾU CẢNH SÁT KHÔNG NHẬN BẢN BÁO CÁO, HÃY ĐẾN ĐỒN CẢNH SÁT VÀ HỎI NH N VIÊN CHO MỘT BẢN ĐỂ ĐIỀN, SAU ĐÓ LẤY MỘT BẢN SAO.